Dự Án

Cầu Bông – Tp.HCM (2014)

Trong nỗ lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, vào cuối năm 2013 - đầu năm 2014, TP.HCM đã khởi công xây dựng: Cầu Bông, Cầu Hậu Giang, Cầu Lê Văn Sỹ và Cầu Kiệu.

Cho đến nay, cả 4 cây cầu này đều đang chuẩn bị về đích. Trong đó, Cầu Bông, Hậu Giang và Cầu Lê Văn Sỹ đã hoàn thành toàn bộ công trình trước tháng 7 và Cầu Kiệu sẽ thông xe kỹ thuật vào quý 3 năm 2014. Như vậy với sự nỗ lực cùa nhà thầu chính và nhà thầu phụ chỉ còn chưa đầy một tháng nữa cây Cầu Kiệu sẽ hoàn thành và chính thức đưa vào khai thác. Vậy là toàn bộ 4 cầu thuộc Dự án Cải tạo Kênh Tân Hóa Lò Gốm đã hoàn thành.

Ph​ối cảnh Cầu Bông

Công ty CP Chống Thấm Đông Dương đã tham gia hạng mục chống thấm mặt sàn bê tông mặt cầu của tất cả 4 cầu. Ngoài tham gia chống thấm mặt cầu, Đông Dương đã chính thức công tác với nhà thầu Tổng Công Ty XD Số 1 – TNHH MTV (CC) về việc hàn gắn các đường nứt trên mặt Cầu Bông (đường nứt do sốc nhiệt gây nên và đã trong giai đoạn ổn định).

 

 

Các đường nứt trên mặt Cầu Bông

 

Các đường nứt được nhà thầu khoan để khảo sát

Công ty CP Chống Thấm Đông Dương đã ứng dụng vật liệu chống thấm Radcon Formula #7 cho tất cả các đường nứt xuất hiện trên mặt cầu (Đường nứt tại đốt dầm 1A phía cầu Quận 1). Các đường nứt có kích thước từ 0.1 đến 2mm và chiều dài từ 0.5 – 1.0m, với chiều sâu tùy theo đường nứt.

Vật liệu chống thấm Radcon #7 đã được Chủ đầu tư - Ban QLDA Giao Thông Đô Thị, nhà thầu là Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1 – TNHH MTV, TVGS là Công Ty CP TVTK GTVT Phía Nam cà 3 bên cùng thống nhất sẽ xử lý các đường nứt xuất hiện ở mặt Cầu Bông bằng dung dịch Radcon #7 theo quy trình như sau:

- Khảo sát và đo đạc các đường nứt và khoanh vùng các đường nứt.

- Dùng cắt để cắt mở rộng các đường nứt, sau đó dùng máy mài để mài sạch bề mặt đường nứt và dùng máy thổi để thổi sạch bụi ở đường nứt.

- Dùng Radcon #7 để phun vào đường nứt với định mức 01 lít cho 3 mét dài, phun ngập đầy các đường nứt.

- Bảo dưỡng nước ngay sau khi phun Radcon #7 được 1 giờ và bảo dưỡng nước hai ngày tiếp theo như quy trình của nhà sản xuất.

- Hoàn tất việc hàn gắn vết nứt cho mặt sàn Cầu Bông.

Sau khi vật liệu Radcon #7 được ứng dụng tại các đường nứt Cầu Bông thì tiến hành thí nghiệm việc hàn gắn vết nứt để thấy Radcon #7 tạo gel hàn gắn như thế nào. Thí nghiệm có sự giám sát chứng kiến của CĐT, TVGS và Nhà Thầu. Quá trình thử nghiệm như sau:

- Dùng 2 khúc ống nhựa PE dụng thành hai cột nước, một cột được dựng ngay trên đường nứt đã được xử lý chống thấm Radcon #7, cột còn lại dựng trên điểm không có đường nứt.

- Đổ nước vào 2 ống với chiều cao mức nước tương đương là 30cm và quan sát trong 8 giờ - từ 12h00 đến 20h00 (tức 8h00 phút tối). Chúng tôi cùng kiểm tra và xác nhận thực tế tại hiện trường là cột nước trên đường nứt là 30cm và cột nước dựng tại điểm không có đường nứt là 30cm (không thay đổi so với mực nước ban đầu).

Kết luận: cả ba bên chúng tôi cùng kết luận và thống nhất là các cột nước vẫn ở trạng thái ban đầu, không có dấu hiệu bị thấm tại điểm bị nứt, hoàn tất việc thử nghiệm chống thấm đường nứt tại mặt sàn Cầu Bông.

 

  • Công ty CP Chống thấm Đông Dương đã nỗ lực ngày đêm công tác với nhà thầu để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho các dự án mà công ty tham gia và đã đem đến sự hài lòng cho tất cả các đối tác.

    Dự án xây dựng: Cầu Lê Văn Sỹ, Hậu Giang, Cầu Bông và Cầu Kiệu được thực hiện bằng vốn ODA của ngân hàng thế giới.  Hoàn thành và đưa vào khai thác chính thức, các công trình này không chỉ nâng cao năng lực giao thông mà còn góp phần tích cực vào việc cải tạo cảnh quan - môi trường và bộ mặt đô thị thành phố.

Intac Đông Dương

(Bài viết có sử dụng một số tư liệu từ Báo chí)